Wednesday, 15/01/2025 | 11:58
Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử xã Cương Gián
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chữ ký số được dùng cho mục đích gì? Ứng dụng của chữ ký số

Chữ ký số là một trong những công cụ được sử dụng nhiều và vô cùng quen thuộc. Cho nên dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về mục đích sử dụng của chữ ký số và ứng dụng của chữ ký số.

1. Chữ ký số là gì

Căn cứ tại khoản 6 điều 3  nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Thì chữ ký số là một dạng chứng thư điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác. 

2. Chữ ký số được dùng trong mục đích gì?

chữ ký số được dùng để thay cho chữ ký viết tay đối với tất cả những trường hợp giao dịch thương mại điện tử trong môi trường số, xác thực nhận dạng của người gửi tien nhắn hoặc của người ký tài liệu và đảm bảo nội dung gốc của tin nhắn hoặc tài liệu đã gửi sẽ không thể thay thế. 

Chữ ký số được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức doanh nghiệp với các mục đích như là:

-  Dùng để kê khai thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử và thực hiện giao dịch chứng khoán điện tử. 

- Chữ ký điện tử dùng để ký hợp đồng với đối tác làm ăn trực tuyến. 

- Có tính bảo mật cao, đảm bảo tính an toàn, an ninh và chính xác, các thông tin dữ liệu được bảo vệ

- Chữ ký điện tử là bằng chứng chứng minh rằng những nội dung đã ký kết giúp cá nhân, tổ chức yên tâm hơn đối với các giao dịch của mình. 

- Khi sử dụng chữ ký điện tử thì việc trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước với các cá nhân tổ chức được đơn giản hóa thủ tục hành chính

- Sử dụng chữ ký điện tử sẽ giúp ngăn chặn một cách tốt nhất những trường hợp làm giả chữ ký, giả tài liệu giấy tờ. 

3. Các loại chữ ký số

Chữ ký số là một trong những chữ ký được sử dụng nhiều trong các giao dịch. Hiện nay có bốn loại chữ ký số phổ biến đó là:

1. Chữ ký số USB token

Chữ ký USB là chữ ký truyền thống, có mặt trên thị trường từ rất lâu và được sử dụng phổ biến trong nhiều năm. Đặc điểm của dòng chữ ký số này là sử dụng một thiết bị phần cứng để lưu trữ khóa bí mật giúp tạo lập chữ ký số. Người dùng cần kết nối USB token với máy tính thì thao tác mới có thể được thực hiện. Chữ ký số USB token có tính an toàn và bảo mật thông tin cao, rút gọn quy trình thủ tục rườm rà khi xin chữ ký thường, tiết kiệm chi phí giấy tờ.

2. Chữ ký số Smartcard

Đây là một loại chữ ký được thiết lập sẵn trên thẻ thông minh, phổ biến nhất là SIM do từng nhà mạng phát. Chữ ký số Smartcard được tích hợp trên sim điện thoại di động, do các nhà mạng nghiên cứu và phát triển. Có thể tiến hành ngay trên thiết bị di động mà không cần phụ thuộc vào internet. Một trong những ưu điểm của chữ ký số này đó là tính linh động và chi phí thấp 

3. Chữ ký số HSM 

HSM là một thiết bị vật lý được dùng để bảo vệ và quản lý các cặp khóa chứng thư số cho các ứng dụng có tính xác thực mạnh và xử lý mật mã. Chữ ký số HSM có một số đặc điểm như là khả năng xác thực danh tính và đảm bảo tính toàn vẹn cho văn bản. Đặc biệt là không cần mang theo thiết bị HSM bên người. 

4. Chữ ký số từ xa

chữ ký sô từ xa hay được biết đến với cái tên như là chữ ký online, chữ ký không dùng USB token, chữ ký số di động... là một chữ ký số kiểu mới sử dụng công nghệ đám mây để ký số mà không cần sử dụng thêm bất cứ thiết bị phần cứng nào. Không cần phải dùng USB token hay SIM để ký nữa mà thay vào đó là ký trực tiếp ngay trên máy tính, điện thoại goặc máy tính bảng. Đây là một trong những ưu điểm của chữ ký số từ xa. 

4. Đăng ký chữ ký số. 

Bước 1: chuẩn bị hồ sơ

Để tiến hành đăng ký chữ ký số thì cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký. Hồ sơ đăng ký chữ ký số bao gồm các giấy tờ sau:

- Bản sao có công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc bản sao có công chứng giấy phép hoạt động

- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký thuê của doanh nghiệp

- Bản sao có công chứng chứng minh thư nhân dân của người đại diện pháp lý. 

Bước 2: Nộp hồ sơ và đóng lệ phí

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì cá nhân tổ chức tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số như Viettel, VNPT... 

Mức lệ phí sẽ tùy thuộc vào từng cơ quan đưa ra cũng tùy thuộc vào từng gói dịch vụ do doanh nghiệp của bạn lựa chọn. 

5. Ứng dụng của chữ  ký số. 

Phạm vi ứng dụng của chữ ký rất rộng và bao gồm nhiều lĩnh vực như ký số trong thư điện tử cho phép khách hàng xác định người gửi, sử dụng chữ ký số thực hiện việc đăng ký các văn bản xác nhận khi đầu tư chứng khoán trực tuyến, bán hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến, chuyển tiền trực tuyến; Ký số trong hợp đồng kinh tế mà không cần gặp nhau trực tiếp, ký trong khai nộp thuế... Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số ứng dụng của chữ ký số trong lĩnh vực quân sự quốc phòng

Ứng dụng chữ ký số trong lĩnh vực quân sự quốc phòng thì hiện nay đã có nhiều cơ quan và đơn vị đã phối hợp với cục cơ yếu để tích hợp sử dụng dịch vụ chữ ký số trong các hoạt động chuyên ngành với các ứng dụng tiêu biểu như phần mềm hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc mới của Bộ quốc phòng, hệ thống biên phòng điện tử, hệ thống phòng họp không giấy tờ....

Ứng dụng chữ ký số trong thương mại điện tử. Chữ ký số được cái doanh nghiệp cá nhân tổ chức dùng để chứng thực danh tính người tham gia giao dịch, xác thực tính an toàn của giao dịch điện tử qua mạng internet. Chứng thực tính nguyên vẹn của hợp đồng, và ứng ụng trong xác thức internet banking, xác thực trong giao dịch chứng khoán, ứng dụng trong hoạt động mua bán đấu thầu qua mang

 Thông qua bài viết trên chúng tôi hi vọng đã cung cấp cho các bạn những kiến thức về chữ ký số và ứng dụng của chữ ký số trong đời sống hiện nay. 


Liên kết Liên kết

Thống kê trong ngày Thống kê trong ngày

Đang online: 0
Tất cả: 5.673

Sự kiện Sự kiện